TEST MỤC LỤC

Phong Thủy là gì?

Khái niệm

Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là “gió“, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là “nước“, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

Ý nghĩa và nguồn gốc

Sách Táng thư viết: “Mai táng phải chọn nơi có sinh khí. Kinh viết: Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng”. Do vậy mà có tên là “phong thủy”. Hai chữ phong thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quý, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong thủy. Giống như mọi ngành khoa học kĩ thuật cổ truyền khác ở Á Đông, thuật phong thủy cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dươngngũ hành.

Phong thủy là một trong Ngũ thuật của Siêu hình học Trung Quốc, được xếp vào loại thuật xem tướng (quan sát tướng mạo thông qua các công thức và phép tính). Phong thủy học luận về kiến trúc dưới góc độ “lực lượng vô hình” liên kết vũ trụ, trái đất và con người với nhau, được gọi là khí.

Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi để định hướng các tòa nhà – thường là các công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh như lăng mộ, nhưng cũng có thể là nhà ở và các công trình kiến ​​trúc khác – theo cách tốt lành. Tùy thuộc vào phong cách phong thủy cụ thể đang được sử dụng, một vị trí tốt có thể được xác định bằng cách tham khảo các đặc điểm địa phương như các vùng nước, các vì sao hoặc la bàn.

Địa lý Phong Thủy

Hai chữ “địa lý” là danh từ áp dụng chung cho cả hai môn:

  • Địa mạch: Là môn địa lý phong thủy thuộc về địa linh, dùng vào việc đặt mồ mả và nhà cửa; tức thuộc về tinh thần.
  • Địa dư: Là môn địa lý điền thổ, thuộc về địa lợi; thuộc về vấn đề vật chất.

Âm Trạch Dương Trạch

Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:

  • Âm trạch: Là vùng đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.
  • Dương trạch: Là vùng đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đìnhchùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.

Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”.

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,… Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà.

Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *